Chó poodle ban đầu được tạo ra với mục đích đi săn, chủ yếu là các loại gia cầm và vịt là thực đơn hàng đầu của chúng, và cái tên chó săn vịt cũng được biết tới cho đến ngày nay, tuy nhiên bây giờ chúng lại trở thành một giống chó cảnh với hình tượng là là những quý cô xinh xắn, yêu kiều trong họ chó.

chó poodle

Chó poodle

Chúng có thể bơi rất tốt trong nước lạnh, các thợ săn thường nuôi chúng để săn các loài chim hay bắt cá trên mặt hồ. Từ năm 1960 đến 1982, loài chó này liên tục xếp vị trí đầu tiên trong danh sách những loài được yêu mến nhất. Chó Poodle có trí thông minh và vẻ ngoài ưa nhìn. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu kỹ về giống chó này nhé.

Nguồn gốc xuất xứ và lịch sử

Chó săn vịt là một hậu duệ của các giống chó French Water Dog, Barbet và Hungarian Water Hound. Cái tên “poodle” xuất phát từ chữ “Pudel, có nghĩa là “một trong những người chơi ở dưới nước”. Kiểu lông được cắt như lông cừu được thiết kế bởi những thợ săn để giúp những chú chó poodle bơi hiệu quả hơn. Họ sẽ để lại lông trên các khớp chân để bảo vệ chúng khỏi cái lạnh. Các thợ săn ở Đức và Pháp đã sử dụng như là một con chó dùng trong săn bắn hay như là một loài chó dùng để săn những con chim nước và để đánh hơi ra nấm cục ở trong rừng.

Poodle đã được biết đến trên khắp Tây Âu trong ít nhất 400 năm trở lại đây, tuy nhiên xuất xứ thật sự của chúng vẫn còn đang gây tranh cãi ở các nước Pháp, Đức, Đan Mạch. Sau đó người Pháp bắt đầu nuôi và dạy cho chúng biểu diễn xiếc, vì chúng rất thông minh. Nói chung, Toy poodle đã được biết đến trên khắp Tây Âu ít nhất là 400 năm và được miêu tả trong bức tranh ở thế kỷ 15 và trong các tác phẩm điêu khắc từ thế kỷ nhất. Các đề tài này đã gây ra nhiều tranh cãi về nơi con chó đã được chính thức phát triển.

Người Pháp bắt đầu sử dụng các chú chó này như một người biểu diễn xiếc vì khả năng dạy dỗ và trí thông minh của chúng khá cao. Các giống chó này đã trở thành rất phổ biến ở Pháp, dẫn đến tên gọi chung là “French poodle”. Toy và Miniature poodle giống được gây giống từ những con lớn, ngày nay được gọi là Standard Poodle. Trong thế kỷ 18 những chú chó poodle nhỏ hơn trở nên phổ biến với người dân. Ba kích thước chính thức là Toy, Miniature và Standard poodle. Các nhà lai tạo giống đã tạo ra một loại có kích thước trung bình được gọi là Klein poodle (Moyen poodle) và một loại nhỏ hơn là Tea-Cup poodle.

Đặc điểm hình dáng

Đây là một giống chó cỡ vừa chiều dài xấp xỉ bằng chiều cao tính bả vai. Kích thước: lên đến 25 cm. Các kích thước của AKC về giống poodle được xác định bởi chiều cao, chứ không phải bởi trọng lượng. Poodle Toy có kích thước 10 inch hoặc nhỏ tính từ điểm cao nhất của vai. Sọ là vừa phải, hơi tròn. Mõm dài, thẳng. Mắt hình bầu dục được đặt khá xa nhau và có màu đen hoặc nâu.

chó poodle đẹp

Chó poodle đẹp

Tai gần đầu, dài và phẳng, có lớp lông lượn sóng. Hai chân trước và sau cân đối với kích thước cơ thể của chúng. Đuôi hướng lên cao. Đôi khi được cắt ngắn bằng một nửa chiều dài trước đó hoặc ít hơn để làm cho chú chó nhìn cân bằng hơn. Bàn chân hình oval khá nhỏ và các ngón chân cong. Bộ lông khá xoăn, Màu sắc lông bao gồm đen, xanh, bạc, xám, kem, mai, đỏ, trắng, nâu, hay màu cafe sữa.

Những con có bộ lông màu nâu có xu hướng chuyển thành màu xám. Lông phải được chải thường xuyên. Chúng phải được tắm thường xuyên và cắt bớt lông từ sáu đến tám tuần. Lông phải được cắt bớt. Có một số loại kiểu lông khác nhau của poodle. Phổ biến nhất và chăm sóc dễ dàng là “pet clip”, “puppy clip” hoặc “lamb clip”, những kiểu mà lông trên phần cơ thể cắt ngắn. Poodle ít rụng lông và thích hợp cho người bị dị ứng.

Tính cách chó poodle

Tuy ban đầu được tạo ra để đi săn, nhưng hiện nay chúng thích hợp để dạo chơi hơn là tham gia vào những trò đuổi bắt hay vận động thể lực. Lớp lông dày xoăn của chúng là đối tượng thi tài nghệ thuật của chúng ta với những kiểu cắt tỉa khiến những poodle trông đỏng đảnh và xinh xắn. Tuy nhiên, poodle vẫn được xếp vào những nòi chó thông minh và dễ huấn luyện mặc dù chúng sủa hơi nhiều và khá cáu kỉnh.

Toy Poodle khá là thông minh, chúng đáp ứng rất tốt các yêu cầu của bạn đề ra, chúng được cho là một trong những giống chó dễ huấn luyện nhất, chúng vui vẻ và năng động, thích được chơi với mọi người. Tuy nhiên, nếu chúng không được tập thể dục đều đặn thì sẽ có khả năng trở nên nhút nhát, có những biểu hiện tiêu cực như cắn người, phá đồ đạc, gầm gừ, sủa nhiều (Hội chứng chó nhỏ).

Chúng được coi là một trong những giống chó dễ dạy dỗ nhất. Hiền hòa, vui vẻ và hoạt bát, chúng thích được ở cùng và quan tâm với mọi người. Huấn luyện chúng dễ dàng và tuyệt đối không nên quá chiều chuộng chúng. Nếu một người không phải là chủ của chúng, chúng có thể cắn nếu bị họ chọc giận. Toy poodle nói chung rất tốt với vật nuôi khác và những chú chó khác.

Poodle cũng có thể chơi cùng với trẻ em, tuy nhiên từ 5 tuổi trở lên là tốt nhất. Trừ những thứ mà người chủ cấm và không được phép để, những thứ còn lại dễ dàng bị chúng gặm nhắm. Chúng thường cảnh giác với những người lạ, có thể chúng sẽ chồm lên, cào cấu, hay gầm gừ, nhưng nếu chúng được dạy dỗ sớm thì chúng sẽ thân thiện hơn. Chúng có thể rất nhạy cảm và dễ giật mình.

Môi trường sống và cách chăm sóc Poodle:

Môi trường sống lí tưởng của Poodle :

Tại các thành thị và nông thôn ở Việt Nam cũng như trên thế giới đều có thể nuôi Poodle . Chúng rất dễ nuôi, chỉ cần có người chăm sóc, quan tâm hàng ngày là đủ. Đặc biệt là Poodle không cần không gian rộng.
Tuy nhiên vẫn phải dành thời gian để cho chúng tham gia các hoạt động bên ngoài và đi dạo để chúng luôn vui vẻ, nhanh nhẹn, không bị nhút nhát. Tinh thần thoải mái chúng sẽ cảm thấy được chủ yêu chiều cưng nựng tự khắc sẽ ngoan ngoãn nghe lời bạn.

Chó Poodle dễ bị cảm khi gặp khí hậu quá nóng hoặc quá lạnh nên cần phải đảm bảo nơi ở luôn thoáng mát, sạch sẽ, không ẩm ướt. Chúng rất dẽ bị mắc các bệnh ho, viêm phổi khi bị lạnh nên về mùa đông phải giữ ấm cho cơ thể chúng bằng cách mặc quần áo hoặc có vải lót, đệm tại nơi ở.

Cách chăm sóc Poodle :

Chế độ dinh dưỡng và thực đơn hàng ngày:

Poodle có hệ đường ruột khá yeus nên chúng thường kén ăn và người nuôi cần phải chú trọng về chế độ ăn cũng như thực đơn của chúng theo độ tuổi như sau:

Từ 1-2 tháng tuổi: chỉ cho ăn cháo nhuyễn hoặc hạt thức ăn đã được ngâm mềm, mỗi ngày cho ăn từ 4-5 bữa cũng với sữa ấm vừa phải.

– Chó Poodle từ 3 – 6 tháng tuổi cần phải ăn các loại thức ăn dễ tiêu hóa và mềm, nên nấu cháo cho chó như cháo thịt gà, heo, bò, tôm băm nhuyễn.

– Khi chó poodle từ 6 tháng tuổi trở đi bắt đầu cho chó ăn 2 – 3 bữa ăn mỗi ngày, lúc này cần tăng cường khẩu phần ăn và các thực phẩm nhiều đạm, protein, canxi, tinh bột và rau củ, trái cây cho chó. Nên cho Poodle ăn thêm hột vịt lộn sẽ giúp bộ lông đẹp hơn tăng độ bóng mượt hơn cho Poodle.

Một em poodle mập mạp có thể trông rất cute nhưng nó cũng gây ra những vấn đề tai hại về sức khỏe, như hạn chế vận động, mỡ máu và tim mạch. Cho ăn đúng bữa là cách tốt nhất để “giữ dáng” cho em poodle của bạn. Không nên cho chúng ăn ngay khi chúng đòi, điều đó sẽ khiến em chó trở nên khó tính về lâu dài.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý 1 số điều như sau :

+Cần thay nướ sạch cho cún khoảng 3 lần / ngày và không nên cho cún uống qá nhiều sữa;

+Hạn chế ăn đồ khô hay đồ ăn quá cứng ảnh hưởng tới bộ hàm;
+Tránh ăn nhiều nội tạng động vật vì lượng đạm quá nhiều gay khó tiêu;
+Cho cún ăn uống đúng giờ và vừa đủ no;
+Cần vệ sinh sạch sẽ các vật dụng khay đựng đồ ăn nước uống, tránh tình trạng dư thừa đồ ăn trong khay làm cún ăn phải đồ ăn hỏng gây bệnh…

Các bệnh thường gặp ở Poodle và cách phòng tránh:

Chó Poodle vốn dĩ không phải là gống chó có thể chất tốt, nhất là các dòng size nhỏ. Chính vì thế chúng thường gặp các bệnh hô hấp, các bệnh về lông, về da, xương khớp và đường ruột ( Parvo – bệnh viêm ruột dạ dày , Carre – hội chứng sốt, viêm phổi, viêm ruột và thường xảy ra ở cón cho từ 3-6 tháng tuổi, có tỉ lệ tử vong cao).

Nếu không được vệ sinh sạch sẽ thường xuyên, giống chó Poodle rất ễ bị bệnh về da, xuất hiện vảy gầu. Về màu đông, chúng dễ bị mắc các chứng bệnh ho, nặng hơn là viêm phổi và viêm phế quản nên cần phải gữ ấm cho chúng khi trời lạnh.

Và điều đặc biệt cần chú ý, nhất là với chó con dưới 1 tuổi, đó là phải tiêm đủ các mũi phòng bệnh cho cún ( mũi 5 bệnh, mũi 7 bệnh) và tẩy giun sán định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ thú y.

Cách vệ sinh và chăm sóc bộ lông Poodle:

Với bộ lông dày, dài và xoăn thì chế độ chăm sóc cần được chú ý hơn tất thảy. Việc vệ sinh sạch sẽ, tỉ mỉ phải được diễn ra hàng ngày. Cụ thể: mỗi tuần nên tắm 1 lần, nếu trời lạnh thì 2 tuần tắm 1 lần với nước ấm vừa phải.

tỉa lông cho chó poodle

Tỉa lông cho chó poodle

Để lông sạch đẹp và thơm tho, khi tắm bạn cần dùng nước ấm để xả sạch bụi bẩn trên người chúng, sau đó dùng dầu tắm chuyên dụng cho thú cưng để làm sạch và massage lông cho Poodle. Sau khi xả sạch với nước hãy nhớ dùng thêm dầu dưỡng để bộ lông của em cún được mềm hơn, hóng hơn nữa nha. Một cốc sữa ấm là phần thưởng sau khi tắm xong sẽ giúp em cún của bạn ấm bụng và thích thú với việc tắm gội hơn rất nhiều.

Lông của Poodle rất nhanh dài nên khoảng 2 tháng phải cắt tỉa 1 lần và phải chải lông mỗi ngày bằng lược có gai mềm lược bỏ những lông đã yếu rụng để lông bông xù và không bị rối. Thông thường phải từ 1 tuổi trở lên thì lông Poodle mới hoàn thiện và dễ tạo kiểu.

Song song với quá trình vệ sinh lông, bạn cần thường xuyên kiểm tra các bộ phận như tai, mắt, răng miệng của Poodle để nắm bắt được tình trạng sức khỏe của cún.