Chó bị liệt chân sau là bệnh gì? Hiện tượng chó tự nhiên bị liệt hai chân sau dù không thường xuyên xảy ra nhưng cũng không phải là trường hợp hiếm gặp. Bỗng một ngày, bạn thấy chú chó của mình bị liệt hai chân thì phải xử lý ra sao? 

Cùng thucanh.info tìm hiểu nguyên nhân cũng như cách xử lý hiện tượng chó tự nhiên bị liệt hai chân sau qua bài viết dưới đây!

Hiện tượng chó tự nhiên bị liệt 2 chân sau

Hiện tượng chó tự nhiên bị liệt 2 chân sau

1. Biểu hiện của chó tự nhiên bị liệt hai chân sau?

Tùy vào mức độ nghiêm trọng mà ta có thể kịp thời phát hiện chó bị yếu hai chân sau qua các dấu hiệu dưới đây: 

  • Chó không muốn đi lại, hoạt động
  • Đứng bằng 2 chân sau khó khăn
  • Khi đi lại bị mất cân bằng, chân sau lung lay
  • 2 chân sau khi đi lại rất gần nhau
  • Khớp của 2 chân sau có dấu hiệu sưng viêm
  • Chân chó có thể bị đau, mất cảm giác hoặc tê liệt.

Khi gặp phải một trong các dấu hiệu trên, bạn hãy nhanh chóng đưa chú chó của mình đến các cơ sở thú ý để được chuẩn đoán và chữa trị trước khi cho bị liệt hoàn toàn.

2. Chó bị liệt 2 chân sau là bệnh gì?

Hiện tượng chó tự nhiên bị liệt 2 chân sau hay chó bị liệt 1 chân sau có rất nhiều nguyên nhân. Phổ biến phải kể đến những nguyên nhân sau:

2.1. Do chăm sóc không đúng cách

Thứ nhất phải kể đến chế độ ăn uống cho chó không đảm bảo dinh dưỡng, chó được nuông chiều quá mức, thích gì cho nấy dẫn đến tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng. Chó bị béo phì, lười vận động, dần dần các chi sau sẽ yếu dần đi.

Nguyên nhân thứ hai, do nuôi nhốt lồng quá nhiều, dẫn đến việc vận động chạy nhảy tự nhiên của chó bị hạn chế, nếu cung cấp dinh dưỡng không đầy đủ thì chó có thể sẽ bị liệt luôn 2 chi sau.

2.2. Do chó mắc bệnh hạ bàn

Chó bị liệt chân có thể đến từ những nguyên nhân nào

Chó bị liệt chân có thể đến từ những nguyên nhân nào

Đây là tình trạng 2 chân sau của chó bị gập hẳn xuống, khuỷu chân sau chạm đất khiến chúng không thể đi lại bình thường. Hiện tượng này nếu để lâu và không được điều trị kịp thời sẽ chuyển biến thành bại liệt.

Nguyên nhân của bệnh hạ bàn đến từ việc thiếu dinh dưỡng lâu ngày ở chó ( thiếu canxi). Với những chú chó dưới 1 tuổi nếu không được ăn uống đủ dinh dưỡng sẽ rất dễ mắc bệnh này. 

Ngoài ra còn có một nguyên nhân phổ biến khác dẫn đến bệnh hạ bàn ở chó chính là do nuổi nhốt lâu ngày, chó không được chạy nhảy dẫn đến cơ xương yếu dần.

Cách khắc phục tốt nhất là chủ nên dắt chó của mình đi dạo mỗi ngày.

2.3 Do hoạt động quá mạnh

Chó bị liệt hai chân sau là bệnh gì? – Nguyên nhân có thể đến từ việc hoạt động quá mạnh.

Đây là nguyên nhân tuy không phổ biến nhưng hoàn toàn có khả năng xảy ra. Việc chó chạy nhảy liên tục hay được huấn luyện với cường độ cao, các bài tập luyện cơ trong quân đội như: nhảy cao, kéo lốp xe, chạy bền,.. Khi không đủ thời gian hồi sức, nghỉ ngơi sẽ dẫn đến việc cơ bắp bị suy yếu ở cả chi sau và chi trước.

Cách khắc phục đó là nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lý trước và sau mỗi buổi tập. Thêm nữa là bạn cần cho chó khởi động nhẹ nhàng với các bài chạy bộ từ từ sau đó dần lên với mức độ cao hơn. Thời gian cách nhau tốt nhất cho mỗi bài tập là 30 phút.

2.4. Do thiếu canxi

 Canxi là dưỡng chất vô cùng quan trọng, tác động trực tiếp đến sức khỏe xương khớp của chó. Nếu bổ sung thiếu canxi, nhất là trong độ tuổi chó đang phát triển cũng dễ dẫn đến tình trạng chó bị liệt 2 chân sau.

Ngoài ra, nếu dùng canxi không đúng cách, không đều đặn cũng ảnh hưởng nhiều đến xương khớp của chó. Xương khớp sẽ không phát triển bình thường, xương yếu, dễ gãy.

2.5. Chó bị trúng gió liệt chân

Trúng gió cũng là một trong những nguyên nhân khiến chó tự nhiên bị liệt chân. Một số biểu hiện gồm: 

  • Khó khăn khi di chuyển: Chó bị trúng gió liệt chân sẽ gặp khó khăn khi di chuyển hoặc có thể đi lắc lư theo một hướng cụ thể.
  • Bị mất cân bằng và không thể duy trì thăng bằng
  • Khó khăn khi đứng lên và nằm xuống
  • Khó khăn khi chạy nhanh
  • Đi đứng chao đảo và có thể gãy chân.

3. Chữa trị như nào khi chó tự nhiên bị liệt 2 chân sau?

3.1. Dùng thuốc

Nếu chó bị liệt chân thuộc một trong trường hợp  do nhiễm khuẩn, nhiễm trùng, bị sung các dây thần kinh thì phương pháp dùng thuốc để điều trị là hiệu quả nhất. 

Cần lưu ý, việc điều trị bằng thuốc cần phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ cho đúng cách và phù hợp theo tình trạng của chó để có thể hồi phục nhanh nhất.

3.2. Châm cứu vật lý trị liệu

Đây là phương pháp phổ biến để chữa cho chó tự nhiên bị liệt hai chân sau. Đây là các phương pháp đặt hiệu cho các trường hợp thường gặp ở chó như cảm cúm, táo bón, tiêu chảy.v.v.. hay cả những trường hợp chó bị liệt một thời gian dài, chó bị co giật, di chuyển khó khăn do té ngã, do tai nạn,…

Một số phương pháp châm cứu hiệu quả nhất hiện nay như:

  • Điện châm: Kích thích điện huyệt đạo trên cơ thể chó qua kim châm.
  • Thủy châm: phương pháp này chủ yếu tiêm thuốc vào huyệt cho chó
  • Hơ ngải cứu: Giúp kích thích phản ứng cơ thể bằng sức nóng tác động lên các huyệt, giúp điều khí và giảm đau, trị bệnh và phòng bệnh hiệu quả. 
  • Massage: luyện tập các động tác đơn giản cho chó, kết hợp chiếu đèn hồng ngoại. 

3.3. Bổ sung thêm Canxi

Đây là phương pháp đơn giản nhất giúp khắc phục tình trạng chó tự nhiên bị liệt hai chân. Có một số cách bổ sung canxi hiệu quả cho chó như sau: 

  • Sử dụng các sản phẩm bổ sung canxi: bạn có thể tham khảo một số loại Canxi Đức (NUTRI CAL) hay Canxi Thái (SLEEKY),…
  • Thường xuyên bổ sung thực phẩm tự nhiên có chứa nhiều canxi như: xương, tôm, cua, cá,… 
  • Một số loại Canxi cứng cho chó gặm thường xuyên như: Ống bò, ống heo, xương sườn, vịt,..
  • Sử dụng các loại sữa dành riêng cho chó giàu canxi và dưỡng chất
  • Có thể lựa chọn các loại thức ăn dạng viên bổ sung canxi khác.

Ngoài ăn uống thì việc luyện tập, cho chó dạo chơi, chạy nhảy hàng ngày cũng rất cần thiết. Bạn cần hạn chế nhốt chó một chỗ để tránh tình trạng chó bị yếu chân.

4. Chăm sóc chó tự nhiên bị liệt 2 chân sau như thế nào?

  • Khi chó tự nhiên bị liệt 2 chân sau và được đưa đến bệnh viện thăm khám thì bác sĩ thú y sẽ đưa ra kế hoạch chăm sóc tại nhà cho chú chó. Quan trọng là bạn cần chăm sóc chó của mình theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để giúp chúng hồi phục nhanh và đạt kết quả tốt.
  • Không gian sống của chó cưng cần được vệ sinh sạch sẽ, tạo độ thông thoáng để chúng cảm thấy thoải mái, dễ chịu. Ngoài ra bát, chén ăn uống nên được rửa sạch hằng ngày. Lúc cho chó ăn thì nên vuốt ve, giúp chúng ăn ngon miệng hơn. 
  • Khi chó bị yếu 2 chân sau có dấu hiệu hồi phục tốt dần lên, bạn hãy tập cho bé một số trò vận động nhẹ nhàng. Để giúp các bé lấy lại cảm giác ở chân bị liệt, đẩy nhanh quá trình chữa trị.
  • Nếu trong trường hợp không thể điều trị được, chó vẫn khỏe mạnh nhưng bị liệt chân sau thì bạn có thể khắc phục cho chó bằng xe lăn. Dùng xe lăn đặc biệt sẽ giúp chó di chuyển dễ dàng hơn.
Dùng xe lăn đặc biệt sẽ giúp chó di chuyển dễ dàng hơn.

Dùng xe lăn đặc biệt sẽ giúp chó di chuyển dễ dàng hơn.

5. Phòng chó bị liệt 2 chân sau thế nào?

Để phòng chó bị liệt hai chân sau bạn có thể tham khảo một số cách sau:

  • Chủ động bổ sung canxi hoặc các thực phẩm, viên canxi cho thú cưng
  • Cần có các hoạt động vui chơi nhẹ nhàng, thường xuyên cho chú chó. Đặc biệt là các giống chó năng động như Huksy, Alaska,… Chúng sẽ cần ít nhất 3 – 4 ngày / tuần để được dẫn đi dạo mát. 
  • Tiêm phòng vacxin đầy đủ – một phương pháp quan trọng mà lại rất hiệu quả giúp giảm nguy cơ bại liệt ở chó.

Lời kết

Mong rằng qua bài viết của THÚ CẢNH bạn đã có thể hiểu rõ hơn về hiện tượng chó tự nhiên bị liệt hai chân sau. Nếu phát hiện chó cưng của mình có các dấu hiệu yếu chân nêu trên, thì bạn cần đưa đến bác sĩ thú y ngay để được thăm khám kịp thời. Song song với đó đừng quên bổ sung thực phẩm và canxi đầy đủ và một chế độ sinh hoạt phù hợp cho chó cưng.